Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Mạng xã hội và nguy cơ mất việc

Nguy cơ mất việc từ Mạng xã hội
Các nhà tuyển dụng Mỹ ngày càng quan tâm tới đời sống mạng xã hội của ứng viên. Họ truy cập tài khoản Facebook, Twitter, Flickr, thậm chí là YouTube để phác bức tranh rõ ràng nhất về các ứng viên.

summerjob 268x300 Mạng xã hội con dao hai lưỡi khi xin việcTheo Max Drucker, giám đốc điều hành Social Intelligence – một tổ chức chuyên lập báo cáo khách hàng, “hầu như mọi nhà tuyển dụng đều nghiên cứu nền tảng của mọi người để ngăn ngừa việc thuê “nhầm” người. Một nhà tuyển dụng có quyền thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng của mình khi họ tuyển người mới”.

Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) cũng đưa ra quyết định các công ty như trên không vi phạm quyền riêng tư của công dân. Gần đây, nhiều công ty có dịch vụ điều tra chỉ số SI – Social Intelligence (tạm dịch: tình báo mạng xã hội), lùng sục mọi ngõ ngách trên Internet tìm kiếm thông tin, hình ảnh, bình luận của một người và bán chúng cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Theo FTC, các công ty này cũng phù hợp với Luật báo cáo tín dụng trung thực. Nói cách khác, Internet là một trò chơi công bằng.

“Khi một người công khai các thông tin chia sẻ, họ chấp nhận bị đánh giá”, Kim Harmer – thành viên công ty tuyển dụng Harmer Associates có trụ sở tại Chicago cho biết, “Bạn sẽ tìm ra nhiều thứ về mọi người chỉ bằng việc “google” họ”.

Bạn có thể thở phào về những hình ảnh tiệc tùng trên Facebook – trừ phi, bạn đang ở tuổi vị thành niên. “Tôi nhìn vào tài khoản Facebook của mọi người và đánh giá cách họ tiếp cận những gì có trên đó”, Harmer nói. “Chưa trưởng thành hay không phù hợp? Tôi không đánh giá những hành động của họ, nhưng thông qua cách họ giao tiếp, những suy nghĩ của họ, phán xét của họ tới công chúng sẽ phản ánh cách họ làm với khách hàng và đồng nghiệp”.

Drucker chỉ tìm kiếm các thông tin trực tiếp mà các công ty muốn và tránh cung cấp các thông tin có ảnh hưởng đến tiến trình tuyển dụng. Ví dụ, các nhà tuyển dụng không được phép đưa ra các quyết định liên quan tới chủng tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân hay khuyết tật. Tuy nhiên, họ có thể quyết định dựa trên việc ưa thích hay không thái độ cũng như đạo đức của bạn.

Báo cáo SI sẽ bao gồm các phát biểu phân biệt chủng tộc, hình ảnh hoặc video có nội dung xấu, hình ảnh sử dụng vũ khí hay hành động bất hợp pháp. Quyết định tung một hình ảnh không đẹp của bạn sẽ gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. “Điều đó có thể không liên quan tới công việc, nhưng người tuyển dụng lao động muốn xác định đó có phải là người ông muốn tuyển về cho công ty không. Chúng tôi không đưa ra quyết định. Chúng tôi chỉ tạo ra các báo cáo”, Drucker nhấn mạnh. Ông tỏ ra ngạc nhiên khi có quá nhiều hình ảnh sử dụng chất kích thích hay phát ngôn phân biệt chủng tộc được công khai trên mạng.

Một số công ty lại sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để thu thập các hình ảnh và video. Nếu bạn ở giữa đám đông bạo loạn, ông chủ có thể tìm ra bạn với cách tương tự của các cảnh sát điều tra. Các ứng viên đi xin việc nên chú ý tới điều này, và không nên mắc sai lầm dẫn tới mất việc. Và họ cũng nên biết, không phải công ty nào cũng cần tới các cơ quan điều tra như Social Intelligence, họ có thể sử dụng các tiếp cận phức tạp hơn để khai thác dữ liệu của bạn.

Dưới đây là một số lời khuyên cho những người thường xuyên đưa thông tin lên mạng xã hội:

- Tìm mọi thứ liên quan tới bạn trên Internet. Những nội dung xấu nên được gỡ bỏ ngay.

- Quan tâm tới tính chính xác của thông tin về bạn. Nhiều khả năng, các tài khoản của bạn đã bị đánh cắp, đưa thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm tai hại cho những nhà tuyển dụng.

- Nhớ nhắc tới các tài khoản như Linkedln, Craiglist hay Foursquare, tránh nhắc tới blog, diễn đàn mà bạn có tham gia.

- Kiểm tra thường xuyên thiết lập quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội như Facebook hay Twitter.

- Tạo các bản giới thiệu trực tuyến một cách chủ động và đặt chúng lên đầu trang web của bạn hay các diễn đàn của các tổ chức từ thiện mà bạn có hỗ trợ.

theo ICTNews

Ping google Search

   Ping Google Search.



    Ping công cụ tìm kiếm. Sau khi sơ đồ trang web của bạn được cập nhật nên biết về việc này . Các công cụ tìm kiếm ping sẽ giúp bạn thông báo trang web của bạ đã xuất hiện hay sơ đồ trang web của bạn đã thay đổi, xuất hiện những bài mới. Hành động này sẽ giúp công cụ tìm kiếm phát hiện và lập chỉ mục trang web của bạn, là một điều tuyệt vời cho trang web của bạn.
    Nói tóm lại Cơ chế Ping thực chất là cơ chế thúc đấy XML cho máy chủ ping một tín hiệu để các công cụ tìm kiếm nhận biết bạn vừa xuất bản nội dung mới trên website của bạn và chắc chắn khi đó công cụ tìm kiếm sẽ tìm kiếm và thu thập thông tin mới đó.


    Thấy Wordpress đã làm rất tốt chức năng này và đó là 1 thế mạnh mà WP có...!
    Ngoài ra bạn có thể tham khảo các công cụ như Windows Live Writer (công cụ miễn phí của Microsoft) hoặc sử dụng các website (Mình cũng ít sử dụng website để ping mà hay dùng cách tích hợp vào mã nguồn) có sẵn sau:

    http://www.smallseotools.com/search-engine-pingler/
    http://googleping.com/
    http://pingomatic.com
    http://blogsearch.google.com/ping/RPC2
    http://rpc.technorati.com/rpc/ping
    http://ping.feedburner.com/
    http://1470.net/api/ping
    http://api.feedster.com/ping
    http://api.moreover.com/RPC2
    http://api.moreover.com/ping
    http://api.my.yahoo.com/RPC2
    http://api.my.yahoo.com/rss/ping
    http://bblog.com/ping.php
    http://bitacoras.net/ping
    …..
    note:
    _ Nên ping công cụ tìm kiếm chỉ khi đồ của bạn có một cái gì đó mới .
    _Sau khi đền đầy đủ thông tin, click Ping rồi thì kéo link đó vào bookmark >> về sau mỗi lần muốn ping thì chỉ việc click
 Nguồn: Thegioiseo.com

Phím tắt trong Google Plus

Một số thủ thuật hữu ích với Google Plus

Sự xuất hiện gần đây của mạng xã hội Google Plus (hay còn gọi là Google+) rất có thể sẽ làm đảo lộn thứ tự và cuộc chiến của các “ông lớn” trong làng công nghệ, cụ thể ở đây là Google và Facebook.
Vậy các bạn đã tìm hiểu những gì về Google Plus, cách thức sử dụng và chia sẻ, làm sao để quản lý và phát huy tối đa công dụng của mạng xã hội mới mẻ này không phải là điều đơn giản. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số mẹo hữu ích khi sử dụng Google Plus:

1. Sử dụng phím tắt trong Google Plus


J
Di chuyển xuống dòng cập nhật bên dưới
K
Di chuyển lên dòng cập nhật bên trên
Q
Thêm một người nào đó vào danh sách Google Talk
QQ
Nhấn Q 2 lần để đưa con trỏ về khung tìm kiếm phần “chat” của Google Plus
Tab
Chuyển tiếp các vị trí trỏ link trong trang
Enter
Khi đang đọc 1 dòng cập nhật, nhấn Enter để viết nhận xét
Tag + Enter
Xuất bản nhận xét
Space
Cuộn xuống dưới 1 đoạn trong trang
Space + Shift
Cuộn lên trên 1 đoạn trong trang
@ hoặc +
Đề cập đến một ai đó trong nhận xét

Nguồn: http://daotaoseo.vn

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là một trong những yếu tố có tầm ảnh hướng mạnh nhất đến sự thành công của một website. Bạn có thể có ranking cao và một lượng truy cập lớn mà việc sử dụng dịch vụ SEO mang lại cho website, nhưng với một tỉ lệ Bounce Rate cao trên mức cho phép thì mọi sự đầu từ cũng như nỗ lực cố gắng đây cao traffic cho website đều trở nên vô nghĩa. Đối với những SEOer chuyển nghiệp, họ đều có những phương thức cụ thể để theo dỏi và điều hướng Bounce Rate hằng ngày, nhằm nhanh tróng tìm ra ly dó và đề ra cách khắc phục tốt nhất. Nhưng ngược lại đối với những người làm SEOer không chuyên, thì Bounce Rate hình như vẫn là một định nghĩa còn quá xa lạ.
Theo google analytic blog thì Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới rời bỏ website của bạn. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thây thông tin hữu ích trên website của bạn.
Theo một số chuyên gia về SEO hàng đầu, thì những trang web dạng CMS thông tin, tin tức cập nhật ngay tại trang đích thì tỉ lệ Bounce Rate đạt khoảng 35% là tốt nhất. Trong khi nhưng website dạng thương mại, có trang đích như là một trang giới thiệu (dạng giống SEO Việt Nam) thì tỷ lệ bounce rate khoảng 50% thì được xem là thành công.
Hãy dành chút thời gian để quan sát và theo dỏi bounce rate của website bạn, thông số này được thống kê rất chi tiết trong Google analytics/ Visiter. Nhưng website nào có tỷ lệ Bounce Rate trên 70%, thì cũng đừng băn khoăn là tại sao traffic vài trăm lượt truy cập 1 ngày, nhưng đơn đặt hàng thì chẳng có , vì đơn giản là chỉ có chưa được 30% của còn số vài trăm đó cảm thấy thông tin trên website của bạn là có ích.
Những nguyên nhân khiến website của bạn có tỉ lệ Bounce Rate cao:
On page SEO:

1. Web design & tính khả dụng: Nhưng thiết kế trong cách trình bày website là rất quan trọng trong vấn đề này. Theo nghiên cưu thì có đến 30% người được cho là sẻ rời website của bạn nếu họ phải trờ quá 30s và gấp đôi số đó nếu thời gian trờ lên đến 50s.
2. Nội dung: Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém, hãy chắc rằng trang đích của bạn chứa nội dung tập dung vào những vấn đề cụ thể liên quan đến những từ khóa cụ thể. Tránh trường lạc đề và không mang lại kết quả cụ thể.
3. Danh mục chính trên website: Đây cũng là một lý do thu hút người xem thích ở lại với website của bạn. Nhưng danh mục chính cần được bố chí hướng tới người dùng, sắp xếp khoa học dẫn tới những bài viết liên quan hoặc những chuyên mục liên quan đến vấn đề tìm kiếm của người dùng.
4. Vấn đề về kĩ thuật: Sự đa dạng của các trình duyệt web mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng đồng thời cũng đẩy webmaster vào một cuộc chiến rắc rối, đó là làm vừa lòng tất cả các trình duyệt này. Bạn cần chắc chắn webiste của bạn hiện thị tốt trên mọi trình duyệt và không có hiện tượng don’t send hay not responding
5. Lựa chọn từ khóa: Trong thế giới marketing online thì việc lựa trọn từ khóa tốt có thể đem lại cho website của bạn rất rất nhiều traffic từ số lượng người tìm kiếm từ khóa đó. Nhưng vấn đề ở đây là vì tham lam những từ khóa giàu tài nguyên đó mà bạn bỏ qua yếu tố người dùng ở đây. Một ví dụ và các bạn sẻ hiểu vấn đề này:
Cách đây vài tháng mình có một khách hàng làm về “thiết kế kiến trúc”, nhưng họ cứ khăng khăng là website của họ phải ranking cao với những từ khóa: “thiet ke” , “noi that” , “van phong” …, sau khi được mình phân tích và tư vấn thì họ mới đồng ý làm việc với những từ khóa như “thiet ke noi that”, “thiet ke van phong”… nhưng tư khóa liên quan trực tiếp đến nghanh nghề của họ. Và hiện tại website này đang rất thành công. Điều này chứng minh rằng những từ khóa short team (ngắn) tất nhiên sẻ có nhiều lượt tìm kiếm hơn, nhưng nó cũng bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác nếu đăng sau nó là những từ khác nhau.
6. Ad copy: Nhưng mẫu quản cáo PPC trên các search engine có thể mang lại rất nhiều traffic cho website, nhưng khi những bản copy của các mâu quản cáo này được điều hướng hiển thị không đúng nội dung mà nó cần được dẫn tới, hoặc thông tin trên nhưng mẫu quản cáo được copy không thích hợp với nội dung trang hiển thị quảng cáo, nó có thể chỉ khiến bạn mất tiền vô ích.
7. Title và description: Nhưng phần title và description hiển thị màng tính chung chung hoặc không diễn giải đúng nội dung cả trang đích sẻ khiến website của bạn mất đi niềm tin từ người đọc.
8. Ranking không đúng từ khóa: Google rất thông minh, những vẫn chưa thông minh đến độ phần biệt được ngữ nghĩa của các từ gần gần giống nhau. Trường hợp ở đây có thể là “SEO” và “sẹo” hoặc “seo” của search engine optimization và “seo” của seo ju jin gì gì bên Hàn.
9. Xây dựng backlink: Một vấn đề rất hi hữu những đôi khi các bạn rất dễ mắc phải, đó là xây dựng một lượng lớn backlink với nhưng anchor text chẳng liên quan gì đến website của bạn cả. Thủ thuật này cũng đươc dùng khá phổ biến trong việc đây nhanh việc xếp hạng PR của các SEOer mũ đen. Và điều tất yếu là những liên kết này sẻ dẫn đên một nội dung chẳng ăn nhằm gì với suy nghĩ của người dùng.
Việc giảm thiểu tối đa tỷ lệ Bounce Rate cũng đồng nghĩa với việc giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website của bạn. Đó là một phần tất yếu cần phải có của việc phát triển SEO – Marketing, để hướng đến một tỷ lệ chuyển đổi cao cho hoat động kinh doanh thì trước hết bạn phải biết cách để giữ chân những khách hàng tiềm năng mà bạn đã có trước đã.
[ Minh Đại ]